top of page

Giải mã về đường: Đường tinh chế cũng hại sức khỏe như rượu bia (Fructose)

Writer's picture: Hang NguyenHang Nguyen

Updated: Mar 30, 2020

Rượu bia là một chất độc có hại cho sức khỏe. Điều đó ai cũng biết. Mặc dù rượu bia cho cảm giác lâng lâng tức thì nhưng tình trạng mệt mỏi sau khi say xỉn cho biết nó là chất độc đối với cơ thể. Người ta có cảm giác đó vì 10% chất cồn được xử lý bằng não bộ. Vậy nếu như có một loại cồn mới chỉ gây ra 8 tác hại so với 12 tác hại của rượu bia thì sao? Cũng không hay ho cho lắm. Chất "cồn mới" này được xử lý hoàn toàn trong gan nên không làm bạn say xỉn, nhưng nó cũng chẳng đóng vai trò gì trong cơ thể, như rượu bia. Tiêu thụ chất này thường xuyên gây ra một loạt các bệnh lý nguy hiểm.

Chất này là fructose, một loại đường tinh chế.


Loại đường mà chúng ta thường thấy nhất là sucrose (saccharose). Sucrose được hình thành trong thực vật và còn được gọi với nhiều tên như đường kính, đường ăn, đường cát, đường trắng, đường nâu, đường mía, đường phèn, hay một cách đơn giản là đường. Loại đường phổ biến này được hình thành bởi một phân tử glucose và một phân tử fructose.


Đầu tiên, hãy tìm hiểu cơ chế hấp thu đường glucose của các tế bào. Glucose nguồn nhiên liệu quan trọng nhất trong tất cả các sinh vật để tạo ra năng lượng. Glucose có nguồn gốc trong carbohydrates như cơm, mì, khoai, rau quả, sữa,... 20% lượng glucose nạp vào đi đến gan, 80% còn lại được chuyển hóa thành năng lượng. Trước khi đến gan, glucose kích thích tuyến tụy tiết ra insulin để chuyển hóa glucose. Một nửa lượng glucose trong gan sẽ được dự trữ trong glycogen - bình dự trữ năng lượng của cơ thể. ĐÓ là lý do vì sao các vận động viên thường hấp thu rất nhiều glucose trước khi thi đấu để lấp đầy kho glycogen, bổ sung sức bền cơ bắp. Số glucose thừa ra trong quá trình này sẽ được đốt cháy thành năng lượng và lượng nhỏ còn lại chuyển thành mỡ.


Trái lại, đường fructose là nhân tố tạo nên lớp mỡ quanh bụng của bạn hiền. Fructose có nguồn gốc từ trái cây và mật ong. Siro ngô cao fructose (high fructose corn syrup - HFCS) là thành phần nhan nhản trong hầu hết các thực phẩm đóng gói như nước ngọt, nước ép, mứt, kẹo, siro,... Vấn đề ở đây là tế bào cơ thể không sử dụng fructose làm năng lượng. Glucose và ketones mới là nguồn năng lượng của tế bào. Ảnh hưởng của fructose đối với cơ thể rất giống cồn trong rượu bia. Chính vì vậy, cơ thể xem fructose như là một chất độc. Nói cách khác, fructose chính là loại bột đường (carbohydrates) có hại nhất trong tất cả. Ở đây chúng ta chỉ đề cập đến HFCS trong thực phẩm tinh chế chứ không phải hoa quả, sẽ được giải thích ở dưới.


Vậy, cơ thể hấp thu fructose như thế nào? 90% lượng fructose nạp vào cơ thể được xử lý bởi gan. Với một lượng lớn fructose cần xử lý một lúc như vậy, gan dễ bị quá tải. Từ đó, lượng fructose sau quá trình này được chuyển hóa thành mỡ ở trong gan và quanh vùng nội tạng, gây ra gan nhiễm mỡ và bụng bia. Nếu bạn tích nhiều mỡ quanh vùng nội tạng, làm bụng phình căng ra, thì thủ phạm một là rượu bia hai là đường fructose. Ngoài ra, loại mỡ này còn là nguyên nhân của bệnh xơ vữa động mạch, béo phì, tiểu đường loại 2, cao huyết áp,... Hơn nữa, lượng lớn insulin tiết ra trong quá trình chuyển hóa gây ra tình trạng kháng insulin, ngăn cơ thể không đốt được mỡ thừa.


Tất cả nghe rất giống bệnh lý sinh ra từ uống rượu bia đúng không? Đó là bởi vì cơ thể dung nạp fructose không khác gì cồn, và hai chất này có cùng hậu quả lên sức khỏe. Nếu bạn không muốn người thân của mình uống rượu bia, tại sao lại tiêu thụ nhiều fructose như vậy?


Bên cạnh bệnh lý về nội tạng, đường tinh chế còn gây ra chứng viêm da, gây yếu da, đỏ da, nổi mụn viêm. Chất gây viêm này cũng là căn nguyên của sự lão hóa, và các loại thực phẩm chức năng chống lão hóa đều có vai trò ngăn chặn sự tạo thành của chất này. Ngoài ra, fructose còn có ảnh hưởng rất xấu đối với đường ruột - bộ phận cho thấy rõ ràng nhất tình trạng sức khỏe. Tràng tướng xấu là chỉ báo sức khỏe đang xuống dốc, và bệnh tật chỉ còn là vấn đề thời gian.


Đó là những hậu quả về sức khỏe về lâu về dài. Vậy còn phản ứng tức thì của cơ thể đối với đường thì sao? Khi lượng đường trong máu tăng lên, chúng ta nhận được một nguồn năng lượng dồi dào, tạo nên sự vui vẻ, thỏa mãn. Sau một vài tiếng đồng hồ, đường huyết sụt xuống, và bạn trở nên cực kỳ mệt mỏi, chán nản và thèm ăn. Cái gọi là năng lượng lên xuống thất thường này kỳ thực là sự biến đổi của đường huyết. Ngay khi bạn nạp vào đường tinh chế, cơ thể giống như được đi tàu lượn, phải trải qua tâm trạng sớm nắng chiều mưa. Một việc đơn giản bạn cần làm là cắt giảm những thực phẩm tinh chế nhiều đường ra khỏi chế độ ăn hàng ngày. Dần dà đường huyết của bạn sẽ ổn định lại, bạn sẽ thấy mình tỉnh táo hơn, có nhiều năng lượng hơn và vui vẻ hơn nữa. Nói là đơn giản nhưng không phải dễ dàng đâu nhé. Những lần đầu chống chọi lại cơn thèm đồ ngọt sẽ rất khó khăn, nhưng chuyện đó sẽ không khó khăn mãi. Bởi vì đường huyết dần ổn định tức là bạn sẽ không còn phụ thuộc vào đường nhiều như trước kia. Mọi chuyện rồi sẽ dễ dàng hơn, hãy tin chắc như vậy.


Lưu ý về đường trong hoa quả. Ăn trái cây không có hậu quả như khi dung nạp fructose tinh chế, đồng thời gúp đường huyết ổn định hơn. Đó là bởi vì chất xơ trong hoa quả làm chậm đi tốc độ hấp thu đường trong đường ruột. Gan do đó có thể dễ dàng xử lý lượng đường trong hoa quả. Hoa quả cũng làm bạn cảm giác no hơn. 3 quả cam là quá nhiều để ăn trong một lần. Nhưng một cốc nước cam 3 quả thì dễ dàng nuốt ực trong vài nốt nhạc.


Tổng kết lại, thỉnh thoảng ăn miếng bánh ga tô dịp sinh nhật thì không sao, nhưng hầu hết chúng ta đều nạp vào rất nhiều fructose hàng ngày, thậm chí còn không nhận thức được điều đó. Buổi sáng một cái bánh mì với nước cam, buổi chiều ngủ dậy ăn nhẹ sữa chua ít béo có đường, đến chiều tối uống một cốc sữa tươi trân châu đường đen, buổi tối có món sườn rim mặn ngọt thôi là đã vượt quá lượng đường thêm vào được khuyến nghị là 25g/ngày. Những thực phẩm tinh chế tràn lan trong siêu thị đều bị loại bỏ chất xơ bảo vệ để kéo dài hạn sử dụng. Lần tới đi siêu thị hãy xem kỹ bảng thành phần coi lượng đường thêm vào là bao nhiêu nhé. Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy sữa chua cũng chứa nhiều đường như bánh quy oreo đó.

Nguồn tham khảo:

1. Why sugar is as bad as alcohol (Fructose, The Liver Toxin) - What I've learned

2. Dr. Eric Berg


51 views0 comments

Recent Posts

See All

コメント


NEWSLETTER

Thanks for submitting!

Proudly created by Hang Nguyen, wanting to help all the learners out there.

bottom of page