top of page

Phương pháp làm việc năng suất ở nhà

Writer's picture: Hang NguyenHang Nguyen

Đối với mình, làm việc hiệu quả là đầu tư cho bản thân. Quãng thời gian nghỉ ở nhà lại chính là lúc thích hợp nhất để phát triển bản thân nếu bạn tạo ra những thói quen hiệu quả để tận dụng tối đa 24 giờ trong ngày. Đầu tư cho chính mình lại rất giống với việc trồng một cái cây. Bạn làm đất, gieo hạt, tưới nước rồi cần mẫn mỗi ngày chờ cây lớn dần lên.


Phần 1: Làm đất


1. Ngủ đủ

Hãy cho cơ thể và tâm trí bạn thời gian để phục hồi và tái tạo trước khi khởi đầu một ngày mới tràn đầy năng lượng nhé. Thiếu ngủ thì đến ra khỏi giường còn không muốn chứ nói gì đến làm việc năng suất đúng không?


2. Nghi thức sáng sớm

Có một nghi thức buổi sáng sẽ là động lực cho bạn đón lấy ngày mới. Bạn biết có một điều gì đó đang chờ mình vào ngày hôm nay. Đó có thể là một cốc matcha latte tự pha, tưới mấy chậu cây trên bậu cửa sổ, một bữa sáng ngon lành hay tất cả những điều kể trên. Đây là lúc không có nhạc, không có màn hình, chỉ có bạn với suy nghĩ của chính mình. Tận dụng khoảng lặng đó để suy nghĩ về ngày hôm nay. Hôm nay bạn muốn thực hiện điều gì? Nghi thức của mình là giãn cơ nhẹ nhàng để cảm nhận và trân trọng cơ thể.

3. Không cầm điện thoại

Điện thoại tuyệt đối là vật nên tránh vào những thời khắc đầu tiên sau khi thức dậy. Vào sáng sớm, não bạn có rất nhiều serotonin - hormone hạnh phúc. Serotonin có vai trò mật thiết với cảm giác vui vẻ, khả năng tập trung và khả năng hoàn thành công việc. Khi sử dụng mạng xã hội thì lượng dopamine trong não tăng lên. Dopamine là hormone ham muốn, không chỉ làm bạn bị cuốn vào mạng xã hội mà còn làm suy giảm serotonin. Từ đó, dùng điện thoại vào sáng sớm sẽ triệt tiêu động lực làm việc có ích. Thay vào đó, bạn có thể thực hiện những nghi thức tự đặt ra cho mình.


3. Đời thay đổi khi ta thay đồ

Bình thường đi học đi làm bạn ăn mặc trang điểm chỉn chu như thế nào thì những ngày này hãy cứ làm như vậy. Vì sao ư? Bởi vì một bộ đồ tươm tất sẽ tạo cảm giác nghiêm túc. Não bạn sẽ nhận biết rằng hôm nay khác với mọi hôm, không còn mặc đồ ngủ nằm xem phim, không còn tóc tai bù xù lướt Facebook. Thật là một thay đổi nhỏ có thể thay đổi tâm thế cả một ngày của bạn. Đợt này ở nhà mình cứ thay đổi hoạt động là lại thay đồ: đồ tập, đồ làm việc, đồ ngủ. Mình làm vậy để phân chia rạch ròi, làm ra làm, chơi ra chơi.


4. Góc làm việc sạch sẽ và ngăn nắp

Không gian phải gọn gàng thì đầu óc mới tỉnh táo được. Lời khuyên này tuy nhiên cũng chỉ mang tính tương đối: Một số người phải để bàn làm việc bừa bộn mới có thể sáng tạo. Cá nhân mình thì ở trạng thái tốt nhất khi bàn học sạch sẽ, mặc dù thỉnh thoảng mới được vậy. Trước khi học tập hay dành ra 30 giây để sắp xếp lại bàn học nhé.


Phần 2: Gieo hạt


1. Tâm trạng vui vẻ

"Làm thế nào để học tốt? Chỉ cần lúc học bạn ở trong trạng thái vui vẻ."

Nếu lúc bắt đầu học bạn cảm thấy vui vẻ thì việc học sẽ rất mượt mà suôn sẻ. Nếu bạn dừng lại ở điểm mà bạn nghĩ là mình còn có thể làm tiếp thì hãy dừng lại. Như vậy bạn sẽ hăng hái bắt đầu học tập hơn vào ngày tiếp theo. Đây là bí quyết viết lách bền bỉ suốt mấy chục năm của nhà văn Haruki Murakami.

Lý do chính mà chúng ta trì hoãn một việc không phải là do lười mà do cảm giác gắn với công việc đó là tiêu cực. Chúng ta thực ra không lẩn tránh vì việc đó khó khăn mà vì chúng ta ngại cảm giác khó chịu gắn liền với nó. Muốn thay đổi điều này, hãy thay đổi cách tiếp cận của mình. Vì vậy mà mình không thể nhấn mạnh hơn bước "Làm đất". Trước khi làm việc hãy bật một bài hát làm bạn thấy vui, hãy nghĩ về những điều đáng yêu trong ngày để lấy cảm hứng nhé.


2. Chủ đề ngày hôm nay là gì?

Hôm nay bạn muốn đạt được điều gì? Hôm nay bạn muốn tập trung vào khía cạnh nào của cuộc sống? Đây là vài chủ đề mỗi ngày của mình trong tuần qua:

Học thứ gì đó mới

Khả năng sáng tạo

Nâng cao năng lượng của mình

Thử làm một điều khác lạ

Làm bánh

Nhờ những chủ đề này mà một ngày của mình có định hướng hơn hẳn. Lúc nào ngồi không chẳng biết làm gì, mình lại đối chiếu bản thân với chủ đề và đi theo kim chỉ nam đó. Ví dụ khi chủ đề là học thứ gì đó mới, buổi tối mình sẽ xem SciShow Psych thay vì lướt Youtube một cách vô thức đến lúc đi ngủ. Một chủ đề được đặt ra vào sáng sớm sẽ nhắc nhở bạn về mục đích của ngày hôm nay.


2. Lên kế hoạch một ngày

Bước 1: Ghi ra tất cả những việc cần làm ra một mảnh giấy

Bước 2: Chọn ra 3 việc ưu tiên thực hiện và xác định khoảng thời gian để làm việc đó. Hãy làm những việc đó đầu tiên, khi mà bạn còn nhiều *serotonin* năng lượng.

Bước 3: Để việc phụ vào danh sách chờ. Nếu xong việc hôm nay rồi mà còn thời gian thì hẵng xử lý.

Bước 4: Với những việc phức tạp, cần nhiều thời gian, hãy chia nhỏ đầu việc ra. Đây gọi là phương pháp danh sách - The checklist method - bí quyết xử lý bất kỳ việc lớn nào. Khi nhìn một đầu việc lớn, ví dụ viết một bài đăng, các bước có thể là: viết dàn ý, viết mục 1&2, viết mục 3&4, chỉnh sửa, đăng bài. Khoảnh khắc đánh dấu từng mục đã xong sẽ cho bạn thêm động lực làm tuần tự đến khi hoàn thành.


2. Làm việc quan trọng nhất đầu tiên

Ngày mới là lúc bạn có nhiều năng lượng (will power), nên tận dụng để giải quyết công việc lớn nhất. Xong được việc đó rồi là không còn áp lực lơ lửng trên đầu suốt cả ngày nữa. Mình nhận thấy khi xử lý việc khó nhằn vào sáng sớm thì tinh thần của mình sẵn sàng đón nhận nó hơn. Càng để đến cuối ngày càng dễ ì ạch và trì hoãn đó.


4. Đặt ra nguyên tắc ở góc làm việc

Góc làm việc của bạn nên tạo cảm giác của học tập, của công việc. Cảm giác xao nhãng, thả lỏng không nên gắn liền với không gian này. Vì thế, nó nên tránh xa giường ngủ nhất có thể. Nếu có thể học bài ở phòng khác thì tốt, nhưng nếu không thì ít ra đừng làm việc trên giường nhé. Một điểm quan trọng nữa là hãy đặt ra quy luật ở góc làm việc. Với mình đó là không dùng điện thoại ở bàn học. Nếu muốn dùng, mình phải ra khỏi bàn để bước lại giường; nhưng thường mình quá lười để di chuyển nên cũng bỏ được tật cầm điện thoại trong vô thức.


Phần 3: Tưới nước


1. Nghỉ ngơi

Sau khi làm việc xong hãy để cơ thể và tâm trí nghỉ ngơi. Có thể đó là chuyển qua một công việc khác nhẹ nhàng hơn hay làm một việc bạn thật sự thích như quay video, chỉnh ảnh, bullet journal, vẽ vời,... Hãy làm rõ với chính mình trước khi làm việc rằng nếu tập trung hoàn thành công việc, mình sẽ nhận được phần thưởng. Càng bắt đầu sớm và hoàn thành sớm thì phần thưởng đến càng nhanh.


2. Làm một điều mới

Để giữ được nhiệt huyết, hãy thử làm một điều mới mỗi ngày. Đó sẽ là những âm sắc khác lạ khơi dậy nguồn năng lượng sáng tạo vô biên của bạn. Bạn thích vẽ thì có thể thử một trường phái hội họa mới. Hoặc bạn có thể làm một điều khác hẳn, ví dụ như làm bánh để tham gia chuyên mục của Ngọt nè. Link tham gia ở đây nhé: https://forms.gle/iQM54EsX4ZkUBhaT7

105 views1 comment

Recent Posts

See All

15 Days Challenge: Day 3

I have been really busy this past week and I am enjoying this busy-ness. I used almost every minute of my day from waking up to going to...

15 Days Challenge: Day 1

Do you ever wake up and decide that your life has to change? That you’re tired of always regretting that you didn’t do better and now...

댓글 1개


nhuquynhhophan
nhuquynhhophan
2020년 3월 29일

Thanksssssss <33333333

좋아요

NEWSLETTER

Thanks for submitting!

Proudly created by Hang Nguyen, wanting to help all the learners out there.

bottom of page